Kỹ năng dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chăm sóc và nuôi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ cần rất nhiều tình yêu thương, cũng như sự nỗ lực bền bỉ của cha mẹ. Do đó, tìm hiểu giáo án dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc con tốt hơn, từng bước cải thiện những kỹ năng còn khiếm khuyết. Bài viết dưới đây chia sẻ những kỹ năng dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Đặc điểm học tập của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Kỹ năng dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có những hạn chế nhiều về chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng trong lĩnh vực khái niệm, xã hội và thực hành.

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm học tập, học chữ, học số,… theo cách thông thường.
  • Tư duy máy móc, rập khuôn, cụ thể, thiếu tính khái quát hóa.
  • Trẻ hạn chế về tư duy học tập trừu tượng.
  • Trí nhớ ngắn hạn, cần được lặp lại nhiều lần để ghi nhớ sâu.
  • Trẻ gặp khó khăn cả về ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ tư duy.
  • Khó thích ứng với các hành vi xã hội, các nguyên tắc ứng xử,…
  • Trẻ hạn chế về các kỹ năng tự phục vụ bản thân, làm những việc đơn giản.

Kỹ năng dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Kỹ năng dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình là một trong những hạn chế lớn nhất của trẻ em và người lớn bị chậm phát triển trí tuệ. Chính sự hạn chế về khả năng trí tuệ đã dẫn đến những khó khăn trong hoạt động nhận thức của trẻ như: Cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ… Để cải thiện điều này, bạn có thể tham khảo biện pháp nằm trong giáo án cho trẻ chậm phát triển trí tuệ dưới đây:

Về khả năng trí tuệ

  • Giao cho trẻ làm những công việc phù hợp với khả năng.
  • Chia nhỏ công việc thành nhiều bước nhỏ để trẻ hoàn thành dễ hơn.
  • Hướng dẫn trẻ trong các hoạt động, thao tác, tình huống.
  • Giảng dạy rõ ràng bằng các cấu trúc về không gian, thời gian, con người để trả lời cho câu hỏi: “Ở đâu?”, “Khi nào và bao lâu?”, “Bằng cách nào?”…

Về khả năng chú ý

  • Giảm thiểu những yếu tố kích thích gây sao nhãng, mất tập trung cho trẻ như: Âm thanh, tiếng người qua lại.
  • Thu hút sự chú ý của trẻ bằng đồ chơi, đồ dùng dạy học có phát ra âm thanh vui nhộn, nhiều màu sắc.
  • Cung cấp thông tin bằng hình ảnh giúp trẻ có thời gian tiếp cận đồ vật lâu hơn.

Về khả năng giác động

  • Huấn luyện kỹ năng giác động.
  • Tạo phương tiện thay thế, hỗ trợ thêm về vận động.

Về kỹ năng xã hội

  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội.
  • Luyện cho trẻ các kỹ năng xã hội trong từng tình huống cụ thể.

Về ngôn ngữ

  • Sử dụng câu ngắn, rõ ràng, đơn giản.
  • Mỗi từ cung cấp cho trẻ dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng…
  • Dùng các phương thức giao tiếp thay thế và tăng cường. Ví dụ: Sử dụng đồng thời lời nói và cử chỉ điệu bộ hoặc ngôn ngữ ký hiệu khi giao tiếp với trẻ.
  • Khuyến khích trẻ tự nói ra mong muốn của mình bằng cách gợi mở, đặt câu hỏi để trẻ trả lời, động viên, khích lệ mỗi khi con đưa ra ý kiến.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *