Các biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ mẹ cần biết

Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có cơ hội phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất. Tuy nhiên, một số bé phải đối mặt với tình trạng chậm phát triển trí tuệ so với bạn bè đồng trang lứa. Dưới đây là các biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ mẹ cần biết.

Nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

Các biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ mẹ cần biết

Dưới đây là các biểu hiện cho thấy trẻ chậm phát triển trí não mà mẹ có thể tham khảo:

  • Phản ứng kém nhạy bén khi nghe tiếng gọi, âm thanh lớn,…
  • Khả năng học hỏi, tiếp thu kiến thức, ghi nhớ chậm hơn bạn bè.
  • Nói năng không rõ ràng.
  • Kém tập trung, khó hiểu, thiếu khả năng suy nghĩ logic.
  • Luôn cần sự giúp đỡ trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, vệ sinh, mặc quần áo,…

Tình trạng chậm phát triển trí não được chia thành 4 cấp độ:

  • Mức nhẹ: Chỉ số IQ của trẻ trong khoảng 50-75. Con cần nhiều thời gian hơn bạn bè để học kỹ năng giao tiếp. Đặc biệt, trẻ thường gặp trở ngại trong việc đọc và viết.
  • Mức trung bình: Chỉ số thông minh của con dao động từ 35-55. Trẻ khá chậm trong các hoạt động sinh hoạt, học tập nên cần được trông nom, giám sát kỹ hơn.
  • Mức nặng: Chỉ số IQ của trẻ chỉ từ 20-40. Dù có thể học giao tiếp, tự chăm sóc bản thân nhưng con vẫn cần sống trong các nhà tập thể để được giám sát.
  • Mức rất nặng: Trường hợp này hệ thần kinh của trẻ bị tổn thương, với chỉ số thông minh dưới 20-25. Con cần cha mẹ giúp đỡ, hướng dẫn học kỹ năng giao tiếp cơ bản và tự chăm sóc bản thân.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không, luôn là nỗi niềm của nhiều bố mẹ khi có con rơi vào tình cảnh này. Thay vì lo lắng, bố mẹ nên có biện pháp can thiệp kịp thời để có thể giúp trẻ cải thiện trí não.

Chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ như thế nào?

Để chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả mẹ cần chú ý tới các yếu tố dưới đây:

  • Chế độ dinh dưỡng

Các biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ mẹ cần biết

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó bố mẹ nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu chất béo Omega 3 như: cá hồi, cá thu,… Bởi vì, nhóm thực phẩm này có thể giúp trẻ cải thiện thị lực, giấc ngủ và giúp bộ não phát triển. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

  • Giáo dục

Quá trình học tập của trẻ chậm phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó bố mẹ nên cố gắng kiên trì và nhẫn nại để đồng hành cùng trẻ vượt qua. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm và hướng dẫn trẻ. Tùy theo mức độ chậm phát triển mà bố mẹ có thể đưa ra kế hoạch học tập sao cho phù hợp với khả năng nhận thức, hành vi của trẻ.

  • Liệu pháp tâm lý

Các biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ mẹ cần biết

Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ luôn sợ hãi, hay lo âu không rõ nguyên nhân. Do đó, bố mẹ đưa trẻ đến chuyên gia tư vấn khi phát hiện những biểu hiện tâm lý bất thường. Sau khi thăm khám, chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra kế hoạch điều trị cho trẻ. Việc này có thể liên kết chặt chẽ với giáo viên và bố mẹ để giám sát hành vi của trẻ.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết các ba mẹ đã nắm được biểu hiện và cách khắc phục trẻ chậm phát triển trí tuệ. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường về tâm lý và hành vi, bố mẹ nên đưa trẻ đến chuyên gia tư vấn để có biện pháp can thiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *