Kẽm là một trong những loại vitamin và khoáng chất, có tác động rất lớn đến sự phát triển trí não, thị lực và khả năng miễn dịch của bé. Dưới đây là các biểu hiện của bé thiếu kẽm ba mẹ cần lưu ý.
Các biểu hiện của bé thiếu kẽm ba mẹ cần lưu ý
Tình trạng thiếu kẽm thường được nhận biết bằng các dấu hiệu sau đây:
- Trẻ biếng ăn
Trẻ thiếu kẽm biếng ăn là dấu hiệu thường gặp nhất. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, khi thiếu kẽm vị và khứu giác của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng. Lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, …
- Hay ốm vặt, giảm đề kháng
Kẽm và hệ miễn dịch có mối liên hệ tương tác với nhau. Thiếu kẽm sẽ khiến cho các tế bào như lympho T, lympho B, đại thực bào, bạch cầu suy giảm. Trẻ dễ mắc các bệnh ốm vặt như cảm cúm, sổ mũi, sốt, ho,…
- Rối loạn tiêu hóa
Là biểu hiện trẻ thiếu kẽm thường gặp. Bởi hoạt chất này có mối liên hệ mật thiết với quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể. Thiếu kẽm, trẻ sẽ bị chậm tiêu, táo bón, tiêu chảy kéo dài, lâu ngày dẫn đến các bệnh về đường ruột.
- Trẻ hay cáu gắt, quấy đêm
Biểu hiện của trẻ thiếu kẽm tiếp theo mà chúng tôi muốn đề cập đến bạn đọc chính là tình trạng quấy khóc, ra mồ hôi trộm vào ban đêm. Theo các chuyên gia, kẽm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh. Việc thiếu kẽm sẽ khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ và cảm xúc trở lên thất thường
- Móng tay gãy, tóc rụng
Là dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết qua cảm quan bên ngoài. Tình trạng này thường bắt đầu bằng việc xuất hiện đốm trắng trên móng tay sau đó móng trở nên giòn, dễ gãy. Không chỉ thế khi thiếu kẽm tuyến giáp của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, tình trạng rụng tóc xảy ra thường xuyên
- Quáng gà
Những trẻ thiếu kẽm thường sợ ánh sáng và gặp vấn đề về mắt như khô kết mạc. Những trường hợp nặng bé có thể mất khả năng thích nghi bóng tối hay còn gọi là quáng gà. Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết kẽm tập trung nhiều ở phần vòng mặc. Việc thiếu hụt khiến cơ thể mất đi sắc tố bảo vệ mắt. Từ đó gây suy giảm thị lực, gia tăng bệnh về mắt.
- Loét miệng
Loét miệng cũng là dấu hiệu đặc trưng của trẻ thiếu kẽm. Khi lượng kẽm trong cơ thể thấp nguy cơ viêm nhiễm thường sẽ tăng cao. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong miệng phát triển gây viêm, loét.
3 cách để bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ hiệu quả
Nếu mẹ đang “loay hoay” không biết bổ sung kẽm cho con thế nào. Thì dưới đây là những cách bổ sung kẽm cho trẻ hiệu quả nhất:
- Bổ sung kẽm thông qua sữa mẹ
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi việc bổ sung kẽm nhanh và hiệu quả là dùng sữa mẹ. Trong 3 tháng đầu, trung bình 1 lít sữa mẹ chứa khoảng 2-3 mg kẽm và giảm dần còn khoảng 0,9mg trong tháng tiếp theo.
Ngoài kẽm, sữa mẹ còn chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất như sắt, canxi, vitamin A, B,…. Vì vậy đây vẫn là thức ăn chính giúp bé khỏe mạnh, phát triển trong những tháng đầu.
- Bổ sung kẽm từ nguồn thực phẩm
Dưới đây là những món ăn giàu kẽm cho bé ăn dặm.
- Súp gà bí đỏ: Không chỉ nhiều kẽm, bí đỏ thịt gà còn chứa hàm lượng vitamin A, E cao. Từ đó giúp con tăng cường miễn dịch, chống viêm hiệu quả.
- Cháo trứng đậu đỏ: So với đậu đỏ, trứng có hàm lượng kẽm khiêm tốn. Tuy nhiên bù lại nó lại rất giàu vitamin A, D, E, K và axit béo.
- Cháo khoai lang cà rốt. Mẹ có thể dùng món cháo khoai lang cà rốt như một nguồn bổ sung kẽm dồi dào cho con. Bởi lẽ trong 100g khoai lang chứa đến 2g chất kẽm.
- Cháo súp lơ xanh thịt bò: Thịt bò kết hợp với súp lơ vừa giúp cung cấp lượng kẽm dồi dào vừa tăng cường miễn dịch cho con. Đây là một trong những món ăn bổ sung dinh dưỡng, giúp bé tăng cân hiệu quả.
Cho bé uống kẽm bổ sung
Nhiều người lầm tưởng, bổ sung thực phẩm giàu kẽm cơ thể sẽ hấp thụ được 100%. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy, khả năng hấp thụ kẽm từ thực phẩm chỉ đạt khoảng 10-30%. Hơn nữa, kẽm chủ yếu có nhiều trong đạm động vật. Khi mới tập ăn, trẻ ăn lượng nhỏ nên không đáp ứng đầy đủ. Vì vậy sử dụng thông qua đường uống hàng ngày là điều hết sức cần thiết.
Trên đây là các biểu hiện của bé thiếu kẽm ba mẹ cần lưu ý. Cuối cùng, chúc các ba mẹ sẽ có phương pháp chăm bé của mình thật tốt nhé.