Chia sẻ cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ

Theo các chuyên gia, việc chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ không phải là một điều đơn giản. Vậy nên bạn hãy tham khảo những chia sẻ cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ dưới đây, có thể sẽ hữu ích đấy!

Chậm phát triển trí tuệ là gì? 

Chia sẻ cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ là khả năng nhận thức và thích ứng môi trường mới dưới mức trung bình. Tình trạng này thường xuất hiện ở người dưới 18 tuổi và chiếm khoảng từ 2-3% dân số thế giới.

Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các chứng rối loạn tâm thần đã phân loại chậm phát triển trí tuệ thành 5 mức độ dựa vào tình trạng nghiêm trọng, cụ thể như sau:

Mức độ nhẹ (IQ từ 50 đến 70)

  • Trẻ học chậm hơn bình thường ở bất kỳ lĩnh vực nào.
  • Không có dấu hiệu thể chất bất thường.
  • Có khả năng học tập đạt đến lớp 3-6.
  • Thực hiện được thành thạo những hoạt động thường ngày.
  • Có khả năng hòa nhập với xã hội.

Mức độ vừa phải (IQ từ 35 đến 49)

  • Có khả năng thực hiện sinh hoạt, chăm sóc cá nhân hàng ngày.
  • Có thể có các dấu hiệu thể chất bất thường.
  • Có khả năng học giao tiếp cơ bản cũng như các kỹ năng mới.
  • Chậm nói đáng chú ý là biểu hiện rõ nhất ở cấp độ này.

Mức độ nặng (IQ từ 20 đến 34)

  • Chậm học điều mới như biết đi rất muộn,…
  • Cần được hướng dẫn và giám sát từ người khác.
  • Ít hoặc không thể tự giao tiếp.
  • Có thể dạy trẻ các hoạt động hàng ngày nhưng cần lặp đi lặp lại nhiều lần.

Mức độ sâu (IQ dưới 20)

  • Trẻ học rất chậm bất kể lĩnh vực nào một cách đáng chú ý.
  • Không thể tự chăm sóc bản thân kể cả những hoạt động diễn ra thường ngày.
  • Cần sự giám sát chặt chẽ từ người khác.

Nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Chia sẻ cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ

Một số nguyên nhân phổ biến gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ là:

  • Tình trạng di truyền: Thường gặp nhất là do các gen bất thường được di truyền từ cha mẹ hoặc do sai sót trong sự kết hợp của các gen trong quá trình phát triển.
  • Các vấn đề thai kỳ: Là kết quả của việc em bé không phát triển đúng cách bên trong người mẹ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết trí tuệ, chẳng hạn như người mẹ uống rượu trong khi mang thai hoặc mắc bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng này.
  • Các vấn đề sức khỏe: Nhiều bệnh khác nhau có thể dẫn đến khuyết tật trí tuệ, chẳng hạn như bệnh sởi hoặc ho gà, suy dinh dưỡng, ngộ độc hoặc không được chăm sóc y tế kịp thời cũng có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ do sức khỏe kém.

Chia sẻ cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chia sẻ cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ

Để chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Chất nhận sự thật về tình trạng bệnh của con, đồng hành cùng con trong giai đoạn khó khăn này. Hãy
    tin tưởng rằng con sẽ sớm vượt qua, dù chậm nhưng trẻ vẫn có khả năng đạt được cột mốc quan trọng trong cuộc đời.
  • Vui chơi, sinh hoạt cùng con, hướng dẫn con từ những việc đơn giản nhất đến khó hơn.
  • Nhắc lại nhiều lần để giúp trẻ ghi nhớ. Bởi những trẻ chậm phát triển trí tuệ thường gặp khá nhiều khó khăn trong việc học tập và ghi nhớ.
  • Khích lệ, khen thường khi trẻ hoàn thành được một việc gì, dù cho đó là điều nhỏ nhặt.
  • Dành nhiều thời gian ở bên cạnh đó, thường xuyên kể cho trẻ nghe những câu truyện cổ tích. Nhất là những câu chuyện có thể ứng dụng trong cuộc sống đời thường.
  • Dành nhiều thời gian trò chuyện cùng bé
  • Đưa trẻ tới nơi đông người để bé có cơ hội tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa.
  • Dạy trẻ cách ứng xử với người xung quanh. Mặc dù điều này khá khó khăn, nhưng chỉ cần cha mẹ kiên trì thì chắc chắn sẽ có hiệu quả.
  • Để tránh việc trẻ khó tiếp thu, cha mẹ nên chia bài học ra thành từng phần cho trẻ theo kịp.
  • Cha mẹ cũng không nền kèm sát con quá. Hãy để bé làm những việc vừa sức. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn.
  • Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung Omega 3 và Omega 6 cho trẻ. Đây là 2 loại Omega đã được chứng minh về lợi ích đối với sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé.

Trên đây chia sẻ cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ. Mong rằng bố mẹ sẽ sớm phát hiện ra những bất thường về hành vi và khả năng nhận thức của trẻ. Từ đó có những kế hoạch cho trẻ học tập và sinh hoạt tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *