Chậm phát triển trí tuệ là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não. Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ mẹ cần biết.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ
Các dấu hiệu trẻ chậm phát triển có thể xác định trong 2 năm đầu đời như: chậm nói, chậm đi, chậm phát triển các cột mốc xã hội,… Tuy nhiên, các dấu hiệu này không quá rõ ràng. Chúng có thể được phát hiện khi trẻ gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống.
Các dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, vào đặc điểm của từng người. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
- Điểm kiểm tra test IQ thấp hơn 75.
- Học tập, học kỹ năng mới chậm hơn bạn đồng trang lứa.
- Phát triển kỹ năng chậm hơn: lẫy, bò, ngồi, biết đi,… chậm
- Khó giao tiếp, khó hòa nhập với bạn bè, với người lớn,…
- Có các hành động không suy nghĩ, không màng đến hậu quả.
- Khó học các kỹ năng chăm sóc bản thân: vệ sinh cá nhân, làm việc nhà,…
- Gặp nhiều khó khăn khi giải quyết vấn đề hàng ngày, hoặc vấn đề liên quan đến logic.
Người bệnh còn gặp các vấn đề như: co giật, thị lực kém, nghe kém, và mắc kèm các rối loạn tâm thần khác. Ngoài ra, bệnh sẽ có các dấu hiệu triệu chứng đặc trưng ứng với các mức độ bệnh.
Phòng tránh nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ như thế nào?
Hiện nay nhà nước và các đơn vị liên quan cũng có các chính sách hỗ trợ đặc biệt về mặt giáo dục và y tế đối với các nhóm trẻ đặc biệt. Tuy nhiên các chính sách này vẫn có nhiều hạn chế khiến các gia đình có con trẻ bị chậm phát triển trí tuệ thường tốn kém rất nhiều chi phí để giáo dục và chăm sóc cho con.
Việc phòng tránh nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ cần được thực hiện từ giai đoạn sớm. Cụ thể
- Người có dự định mang thai nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, không có vấn đề bất thường nào
- Thực kiểm kiểm tra, siêu âm khám thai định kỳ trong suốt giai đoạn mang thai đồng thời thực hiện các kiểm tra sàng lọc để phát hiện các yếu tố bất thường nếu có
- Phụ nữ mang thai không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc kháng sinh hay thuốc cảm nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn
- Bảo vệ sức khỏe của bản thân trong suốt giai đoạn mang thai, bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp cho cả mẹ và con
- Sinh hoạt trong môi trường lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất, thuốc lá..
- Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, vui vẻ, hướng đến những giá trị tích cực
- Luyện tập thể dục thể thao phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất cứ bất thường nào khác về sức khỏe
- Bà bầu cần tránh té ngã tuyệt đối hoặc nếu có nên đi khám ngay lập tức, không nên chủ quan
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể khó tham gia vào các hoạt động sinh hoạt bình thường nếu không được chăm sóc và giáo dục từ sớm. Phụ huynh nên dành nhiều thời gian quan sát, tương tác cùng con, nắm rõ lộ trình phát triển của trẻ để sớm phát hiện những bất đề bất thường và nhanh chóng khắc phục.